Trống truyền thống Việt Nam có gì khác biệt.
Trống là một nhạc cụ quan trọng trong bộ gõ, nó quyết định khá nhiều về nhịp nhạc, làm cho nhạc sinh động hơn cũng như giữ nhịp cho nhạc. Nhiều bài nhạc chỉ cần Trống thôi cũng đủ tạo nên bản nhạc. Trống thường to và tròn, cân đối, được chia làm ba phần:
* Mặt trống
* Thân trống
* Đế trống
Để tạo ra âm thanh người ta có thể dùng ngón tay hoặc dùng dùi trống.
Trống là nhạc cụ lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới, và thiết kế của nó về cơ bản vẫn hầu như không thay đổi trong bao ngàn năm.
Một bộ Trống hoàn chỉnh thường có:
1. Trống Cái/Trống Đại/Đại Cổ là Trống truyền thống Việt Nam âm trầm. Trống Cái không có kích thước chuẩn mực, loại trống nào người ta thấy có đường kính từ 50 cm trở lên thì có thể gọi là Trống Cái (Trống Lớn) để phân biệt với loại Trống Vừa có kích thước trung bình và loại Trống Nhỏ (dùng làm đồ chơi như Trống Bỏi). Trống được chế tác bằng gỗ, hình thể như thùng rượu, phát ra âm vực trầm, mạnh. Trống Cái/Trống Đại/Đại Cổ thường được treo hoặc đặt trên một khuôn trống trong các dàn nhạc tuồng cổ như Hát Bội, Cải Lương, Chèo, Dàn Nhạc Dân Tộc… với nhiệm vụ giữ âm chính. Trống Cái/Trống Đại/Đại Cổ luôn dùng để hổ trợ trong các dàn nhạc và các giọng hát. Vào thế kỷ 15 và 16, Trống Cái/Trống Đại/Đại Cổ đã xuất hiện trong các dàn nhạc như Đường Thượng Chi Nhạc và Nhã Nhạc. Đến thế kỷ 18 người ta nhận thấy sự có mặt của nó trong Dàn nhạc lễ và trong các Ban nhạc sân khấu để tạo không khí kịch tính.
Trống đại
Trống Cái/Trống Đại/Đại Cổ cũng còn là nhạc cụ chính trong Dàn nhạc Múa Lân và thường được cộ đi trước trong đoàn.
2. Trống Con đủ cở được cấu tạo khác nhau với âm vực thấp và vừa.
Số lượng của một dàn trống tùy thuộc theo khả năng diễn tấu của mỗi nghệ nhân.
Bộ trống cái và các trống con