T3. Th10 8th, 2024

Những nhạc độc nhất vô nhị tại Việt Nam bao gồm đàn bầu, đàn to rưng, đàn môi, đàn ghi ta cải lương, và khèn mông của người dân tộc phía bắc.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nhạc cụ này nhé.

1.Đàn bầu

Dân gian có câu vè: “Đàn bầu ai gảy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” khi nhắc đến loại nhạc cụ này.

Trong những sự kiện âm nhạc dân tộc, đàn bầu là một trong những nhạc cụ không thể thiếu khi nhắc đến. Đàn bầu có tên gọi khác là Độc huyền cầm.

Đàn bầu rất đơn giản, chỉ có duy nhất một dây, một hộp cộng hưởng bằng thân gỗ luồng hoặc gỗ vầu, và một cần rung. Ngoài ra người ta thường cắm quả bầu khô vào cần đàn để trang trí, từ đó được gọi là đàn bầu.

Ngày nay, đàn bầu được cách điệu với nhiều hoa văn hơn, đẹp hơn và được lắp thêm bộ phận khuếch âm điện tử để phù hợp với các buổi hoà nhạc lớn.

2.Khèn Mông

Là một nhạc cụ rất phổ biến đối với khu vực miền núi phía Bắc. với quan niệm đã là con trai người Mông thì dù già trẻ ra sao, trên người lúc nào cũng phải mang theo cây khèn.

Cây khèn dường như là biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần bất khuất kiên cường của con trai người Mông, do vậy hình ảnh thổi khèn thường đi kèm với những điệu múa là những hình ảnh rất dễ bắt gặp nếu chúng ta có dịp lên đây.

3.Đàn môi

Có thể nói đàn môi là nhạc cụ có cấu tạo đơn giản nhất của người Việt. Đó chỉ là một miếng đồng dát mỏng hoặc một mảnh tre mỏng được tạo hình chiếc lá tre.

Đàn môi thường được dùng trong sinh hoạt tỏ tình của dân tộc thiểu số, dành cho cả nam và nữ. Người chơi tấu lên những bài tình ca quen thuộc và người nghe qua đó hiểu được ý mà người chơi muốn truyền đạt.

4.Đàn T’ Rưng

Đàn T’Rưng rất phổ biến ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là các buôn làng Gia Rai và Ba Na. Tên gọi của loại đàn này cũng bắt nguồn từ tiếng Gia Rai, rồi dần dần trở nên quen thuộc phổ biến.

Loại đàn này đặc biệt kiêng kị chơi trong nhà và trong làng, chỉ được chơi trên nương rẫy. Người chơi dùng dùi gỗ gõ vào các ống tạo ra âm thanh. Đặc trưng âm thanh của loại đàn này nghe như tiếng suối chảy róc rách, thác đổ, hay là tiếng xào xạc của rừng tre. Âm thanh này thường gợi nhớ ngay cho người nghe đến những vùng núi Tây Nguyên.

5.Đàn Guitar lõm

Guitar lõm là một biến thể của cây Guitar ở phương Tây. Nó được cải tiến bằng cách khoét lõm ở các phím xuống khoảng 1cm để tạo độ ngân và rung, phù hợp hơn với các loại hình ca cổ, cải lương ở Nam Bộ.