T7. Th5 18th, 2024

Lịch sử hình thànhcủa dòng nhạc Blues

Theo các nhà nghiên cứu, loại bài hát blues sản sinh ra từ những người da đen châu Mỹ, đã hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX, nghĩa là ít lâu sau khi cuộc nội chiến giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ kết thúc và chế độ nô lệ bị bãi bỏ (1865).

Quân Bắc Mỹ thắng, quân Nam Mỹ (là quân đội của những chủ đồn điền, chủ nô lệ ở phía Nam) thua, sau đó là “thời kỳ tái thiết) (Reconstruction périod). Những người trước là nô lệ, nay đã trở thành “người tự do”. Quần chúng da đen hân hoan, thấy mở ra cho mình những triển vọng cực kỳ tốt đẹp. Nhưng thật ra sau hơn 250 năm làm nô lệ, người da đen ở Mỹ đã có mặc cảm tự ti về nòi giống, tin vào sự ưu việt của người da trắng so với người da đen. Trong mọi sinh hoạt văn hóa, người da đen thể hiện rõ sự cố gắng vươn tới văn hóa của các nhóm người Anh – Kelt, và trong âm nhạc cũng muốn khắc phục những gì còn tồn tại về nguồn gốc châu Phi của mình. Ngay cả trong nhạc Spirituals, trong thời kỳ còn chế độ nô lệ đã phần lớn dựa vào những truyền thống phương Tây, thì nay cơ sở châu Âu của loại nhạc này còn tăng thêm nhiều, hòa thanh và phức điệu châu Âu. Và giai điệu của Spirituals vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX càng gắn với phong cách giai điệu của loại romance đương thời. Nhưng nguyên nhân chủ yếu của xu hướng Âu châu hóa của âm nhạc Phi – Mỹ là sự mất đi môi trường sống tập trung của người da đen, một yếu tố thuận tiện để lưu giữ bản chất châu Phi, như trong thời kỳ còn là nô lệ.

Sau khi chế độ bị bãi bỏ, những ước vọng về tự do hạnh phúc của người da đen bị sụp đổ. Quân Bắc – Mỹ rút đi, toàn bộ hệ thống phân biệt chủng tộc đã phục hồi lại dưới những hình thức mới. Người da đen vẫn bị khinh miệt, đàn áp, và còn bị cô đơn, lạc loài trong xã hội.

Nếu như trước đây, tuy khổ cực, họ còn được sống trong một cộng đồng, luôn được giao lưu với những người cùng giống, trong hoàn cảnh, nương tựa lẫn nhau, thì nay tuy họ được tự do, nhưng lại phân tán đi khắp nơi để kiếm sống, từng người tự lo lấy thân mình trong một hoàn cảnh xã hội đầy rẫy sự bất công và phân biệt chủng tộc. Trong tay họ không tiền, không nghề nghiệp chuyên môn, ngoài việc lao động chân tay nặng nhọc như khi còn là nô lệ.

Nhạc blues đã sản sinh ra trong bối cảnh ấy và nó là tiếng kêu than, gào thét phẫn nộ một cách tuyệt vọng không lối thoát của một con người đau khổ lạc loài trong xã hội loài người, là “nghệ thuật của những con người không thành đạt bị quẳng ra ngoài lề xã hội”.

Nghệ thuật blues có ba giai đoạn, hoặc đúng hơn, ba “trường phái”:

Trường phái sớm nhất, theo những tư liệu thu được, là ngay từ những năm 70 thế kỷ XIX (nhưng công chúng các thành thị lại biết đến trường phái này muộn hơn so với trường phái thứ hai) gọi là “blues nông thôn” (country blues). Đôi khi còn được gọi là “blues cổ” hoặc “blues tiền cổ điển”. Loại blues này được coi là văn nghệ dân gian. Dấu hiệu có tính quyết định để xác định tính dân gian của nó không những chỉ vì không có bản ghi bằng nốt nhạc hoặc vì tính ứng tác của nó mà còn vì nó sản sinh ra trong môi trường nông thôn và không hề có liên quan đến bất cứ một tổ chức chuyên nghiệp nào. Tuy hoàn toàn định hình và thậm chí hoàn toàn tiêu biểu hóa bằng những hình tượng nhất định, bằng phong cách thơ và hình thức âm nhạc, nhưng loại blues này vẫn tự do hơn ở các chi tiết so với những blues của các trường phái mang tính chất chuyên nghiệp.

Trường phái thứ hai được người ta biết đến nhiều dưới tên gọi “blues cổ điển” hoặc “blues thành thị” (city blues). Ngay từ đầu thế kỷ XX blues đã trở về những sàn diễn của thành phố (năm 1902 đã có áp phích quảng cáo những buổi diễn của những nữ ca sĩ blues chuyên nghiệp Gertrude “Mc Rainey”). Trong môi trường thành thị, sức mạnh biểu hiện của blues đạt đến những tầm cao chưa từng có trước đó, định hình được những nét kinh điển của nghệ thuật blues với những nghệ sĩ lạc lối của 25 năm đầu thế kỷ: “Mc Rainey”, Bessie Smith (được gọi là “Nữ hoàng của blues”, King Oliver, Louis Armstrong, Ida Kox, Lemon Jefferson, Bertha Hill… Xem thêm: đàn piano điện cũ

Sau này, từ loại blues thành thị sản sinh ra một khuynh hướng mới, gọi là “Urban blues” hoặc “Sophiscated blues”. Vào giai đoạn này, blues đã vượt ra khỏi môi trường ban đầu “của người da đen” mà trở thành một nghệ thuật chung của Hoa Kỳ. Ngày nay những người Mỹ da trắng – những người thưởng thức và thậm chí cả những người sáng tác blues – đã coi blues hoàn toàn thể hiện được cảm thụ về thế giới bao quanh của họ.

Ở loại “Urban blues” thời nay, đã không còn tính ổn định tiêu biểu cho loại “country blues” và “city blues” mà tăng cường thêm tính nhục dục, là những nét nói chung thường gặp ở những lớp cư dân bôhêmiêng ở các thành thị. Nhưng điểm nổi bật nhất là tính xúc cảm, hoài nghi và đau khổ