CN. Th9 8th, 2024

Nghệ thuật biểu diễn đàn Bầu với các tác phẩm mới

Nghệ thuật biểu diễn tác phẩm mới (âm nhạc có tác giả) có sự khác biệt với các loại hình dân ca và nhạc cổ cả về cách xử lý âm thanh lẫn phong cách biểu diễn.
Dưới đây chúng ta làm thành một bảng biểu trực quan để so sánh sự khác biệt giữa các loại hình dân ca, nhạc cổ với tác phẩm mới (âm nhạc có tác giả).


Biểu 4:

Nội dung chi tiết Dân ca, nhạc cổ Tác phẩm mới
(âm nhạc có tác giả)
Về bản phổ Lòng bản cố định nhưng có
nhiều dị bản khác nhau
Bản phổ cố định
Về âm chuẩn Theo hơi và điệu của bài Theo điệu thức trưởng thứ
châu Âu, các thang âm ngũ
cung, nhưng khi chơi các tác
phẩm phát triển từ nhạc cổ,
cũng cần ứng dụng hơi và điệu
của bài.
Về kỹ thuật tay
phải
Bồi âm Bồi âm, thực âm, hai chiều, vê,
chặn dây, bồi âm kép, tiếng
chuông, gỗ bồi âm…
Về kỹ thuật tay
trái
Nhấn, luyến, rung, vỗ, vuốt,
láy, giật
Cùng với các kỹ thuật cải biên
dân ca, nhạc cổ, bên cạnh đó,
chơi tác phẩm phải rõ ràng và
sắt nét theo âm chuẩn.

Thông qua bảng biểu trên, chúng ta có thể thấy những điểm khác biệt điển hình giữa dân ca, nhạc cổ với tác phẩm mới. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào một số tác phẩm kinh điển để phân tích cụ thể.

Các tác phẩm nguyên gốc sáng tác dành cho đàn Bầu

Mỗi một nhạc cụ đều có những bài kinh điển, những bài này tạo ấn tượng sâu sắc tới người nghe. Đàn Bầu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, nhiều nhạc sĩ sáng tác cũng đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn đàn Bầu thông qua tác phẩm của mình.

Trong nhiều năm của lịch sử phát triển đàn Bầu, đã có một số tác phẩm nổi tiếng như: “Vì miền Nam” của Huy Thục; “Một dạ sắt son” của Văn Thắng; “Vũ khúc Tây nguyên” của Đức Nhuận; “Cung đàn đất nước” của Xuân Khải; “Niềm tin tất thắng” của Khắc Chí; “Thoáng quê”của Thanh Tâm.

Tác phẩm “Vì miền Nam” của NS Huy Thục

Tác phẩm “Vì miền Nam” được coi là một tác phẩm kinh điển viết cho đàn Bầu. Đầu tiên, tác giả sử dụng âm thanh đàn Bầu vào dàn nhạc giao hưởng, mang hơi thở của thời đại lịch sử. Khi chúng tôi được gặp NS Huy Thục, ông rất xúc động khi nhớ về thời gian sáng tác bài này, ý tưởng của bài “Vì miền Nam” được xuất xứ trong một vũ kịch “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” của tác giả vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Lúc đó chính là thời kỳ kháng chiến, tác giả đang viết một vũ kịch trong đó tác giả muốn thể hiện sự đau khổ của một nữ đảng viên Cộng sản trong tù. Trong phần này, tác giả có ý tưởng đưa vào một nhạc cụ dân tộc để thể hiện, ông lần đầu tiên sử dụng đàn Bầu với dàn nhạc giao hưởng.
Sự thành công của vũ kịch “
Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” cùng nhóm tác giả khiến ông quyết định viết lại phần đàn Bầu và đặt tên là “Vì miền Nam”. Vũ kịch “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh” có lấy chất liệu âm nhạc của Nghệ An – Hà Tĩnh, dù không theo một làn điệu dân ca cụ thể nhưng khi nghe chúng ta vẫn cảm nhận được âm điệu dân tộc.
Với giai điệu đẹp của tác phẩm, dù đã trải qua nửa thế kỷ nhưng đến nay vẫn được đông đảo nhân dân yêu thích nhất và được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để tham gia các cuộc thi và đưa lên sân khấu trong ngoài nước. Tác phẩm “
Vì miền Nam” có hình thức hai đoạn đơn (A – B). Theo ý kiến của tác giả, viết cho nhạc cụ dân tộc không cần quá lệ thuộc theo những quy tắc của âm nhạc phương Tây. Chính vì vậy, tác giả đã để cả đoạn A là phần tự do dành cho đàn
Bầu phát huy hết khả năng để thể hiện sự dũng cảm của một nữ đảng viên Cộng sản. Phần A sử dụng phương thức đối đáp giữa đàn Bầu với dàn nhạc giao hưởng. Sau một khúc nhạc dạo ngắn của dàn nhạc xuất hiện các chùm 3 liên tiếp của đàn Bầu.